Lời bạt cho 2014

Cảm ơn những người bạn tuyệt vời của tôi, nhờ có họ mà tôi cảm thấy mình thật giàu có biết bao.
Cảm ơn TTU là nơi cho tôi một nơi trải nghiệm giáo dục với hơi thở Phương Tây dưới bàn tay Việt Nam. Nhưng mà xin lỗi vì sự thật TTU là tôi chỉ quan tâm đến giảng viên, lớp học và thư viện.
Cảm ơn gia đình từ Huế phương xa và Đồng Xoài ở phương gần.
Xin lỗi vì những cơ hội đã bỏ qua: của tôi, của người và của đời sống này.
Cảm ơn vì những cơ hội đó tôi quý hơn hết những cơ hội tôi đang có và may mắn sẽ tạo ra ở tương lai gần, và nếu có, ở tương lai xa.
Và cuối cùng, cảm ơn tôi vì đang và sẽ biết cách sống một cuộc sống hướng tới một con người với ý chí tự do.
Ai bảo trưởng thành là khổ, trưởng thành cũng thú vị đấy chứ.
“We’ll take a cup of kindness yet,
For auld lang syne!”
“Freewill”

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Auld-Lang-Syne-Susan-Boyle/ZWZA8FCO.html

Phân tích mô hình kinh doanh của công ty – Tiếp cận theo hướng nào là tốt nhất?

Việc hiểu và phân tích mô hình kinh doanh của công ty có ý nghĩa rất lớn ở nhiều góc độ khác nhau, từ đầu tư, khởi nghiệp, hay tiếp cận, huy động vốn, tín dụng, hoặc tái cấu trúc công ty, hoặc quản trị doanh nghiệp. Một công ty có ý tưởng kinh doanh tốt, nhưng không biết cách tạo ra doanh thu và dòng tiền, chúng ta cần phải xem lại mô hình kinh doanh của công ty đó có ổn hay không, và cần khắc phục bằng cách nào.

Hôm nay, FGate sẽ giới thiệu đến các bạn Mô hình Canvas trong việc phân tích kinh doanh của một công ty. Đây là một cách phân tích hay, có thể thực hiện độc lập hay theo đội nhóm, là một phần trong nội dung giảng dạy tại khóa học Financial Modeling Fundamentals tại FGate. Chúng tôi hy vọng các bạn có thể áp dụng mô hình này để phân tích công ty tốt nhất, từ đó ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ định giá công ty, mà còn trong các công việc khác như khởi nghiệp, đầu tư hay tư vấn.

1. Business Model Canvas là gì?
Business Model Analysis - FGate

Canvas là một loại vải đặc biệt được dùng trong để vẽ tranh sơn dầu. Khi vẽ tranh sơn dầu, người họa sĩ thường phân bổ bức tranh theo từng phần để vẽ. Ứng dụng concept này vào kinh doanh và đầu tư, khái niệm Business Model Canvas đã ra đời.

Một Business Model Canvas gồm có 9 yếu tố cơ bản:

+ Customer Segments: phân khúc khách hàng mà công ty nhắm tới là gì? Là thị trường đại chúng (mass market) hay thị trường ngách (niche market)? Khách hàng doanh nghiệp (B2B) hay khách hàng cá nhân (B2C)?, v.v… Việc định hướng phân khúc khách hàng là một trong những quyết định đầu tiên mà công ty phải xác định để biết cách phân bổ nguồn lực tốt nhất trong kinh doanh và hoạt động.

+ Customer Relationships: cách công ty xây dựng quan hệ với khách hàng.

+ Channels: công ty phân phối hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức nào?

+ Value Propositions: công ty cung cấp những giá trị nào cho khách hàng, thông qua các loại sản phẩm, dịch vụ nào.

+ Revenue Streams: dòng doanh thu, nguồn tiền công ty đến chủ yếu từ sản phẩm, dịch vụ nào, mảng kinh doanh nào.

+ Key Activities: xác định chính xác các hoạt động kinh doanh chính của công ty, từ đó biết được công ty nên tập trung vào những hoạt động nào để duy trì và phát triển doanh nghiệp.

+ Key Resources: công ty sở hữu những nguồn lực nào, ví dụ các tài sản hữu hình như nhà máy, hoặc tài sản vô hình như thương hiệu, các mối quan hệ hợp tác kinh doanh, v.v…

+ Key Partners: những đối tác, các bên có liên quan chính đến công ty, ví dụ: nhà bán buôn, nhà đầu tư, chính phủ, v.v…

+ Cost Structures: chi phí công ty có cấu trúc chính là gì? ví dụ, công ty có thể có chi phí hoạt động: bán hàng là chiếm chủ yếu, hoặc chi phí đầu tư tài sản cố định lớn (đối với các công ty thâm dụng vốn nhiều), hoặc chi phí lao động lớn (đối với các công ty thâm dụng lao động, như công ty dệt may).

Việc xem xét và đánh giá các thành tố trong một Business Model Canvas giúp đánh giá toàn diện mô hình kinh doanh của công ty. Một thành tố có vấn đề sẽ tác động đến các thành tố còn lại, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của công ty.

2. Xem xét Business Model Canvas độc lập là đủ?

Như đã đề cập trong một bài viết trước đây Phân tích ngành về phân tích ngành, một doanh nghiệp không thể hoạt động đơn lẻ trong ngành. Do đó, chúng ta cần phải phân tích ngành, cùng các yếu tố khác khi xem xét mô hình kinh doanh của một công ty. Lấy ví dụ, đó có thể là việc phân tích và xem xét thêm các yếu tố khác là:

– Phân tích mô hình kinh doanh 5 Forces của Michael Porter: năng lực trả giá của nhà cung cấp, người mua, đối thủ hiện tại trong ngành, đối thủ tiềm năng, sản phẩm thay thế.

– Phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô: các điều kiện về thị trường vốn, tỷ giá, thị trường hàng hóa, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, v.v…

– Phân tích các phân khúc thị trường, cung-cầu, v.v…

– Phân tích các xu hướng chính, các thay đổi về công nghệ, luật pháp, thay đổi trong kinh tế, xã hội, văn hóa, v.v…

Bài làm của nhóm 1:

Vinamilk's Business Model - Mô hình kinh doanh của Vinamilk - FGate

Bài làm của nhóm 2:

Vinamilk's Business Model - Mô hình kinh doanh của Vinamilk - FGate

Nguồn bài viết: http://fgate.com.vn/tin-tuc/2013/11/28/phan-tich-mo-hinh-kinh-doanh-cua-cong-ty–tiep-can-theo-huong-nao-la-tot-nhat_101#ixzz3NN0POj5t

Lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn – Phân biệt

Hằng ngày, có lẽ chúng ta đọc khá nhiều thông tin về kinh tế, tài chính. FGate nghĩ, hẳn các thuật ngữ như: lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu tại đã được chúng ta nghe, thấy đâu đó hoặc nhiều lần, nhưng phân biệt chúng như thế nào để hiểu rõ bản chất nhất? Hôm nay FGate sẽ giúp các bạn giải đáp điều này:

1. Lãi suất cơ bản

Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.

Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản.

2. Lãi suất tái chiết khấu

Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ có giá, ví dụ: hối phiếu, lệnh phiếu, trái phiếu , …Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền cho người cầm (hoặc sở hữu các giấy đó để đổi lại một khoản lời mà ta gọi là lãi suất chiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh toán ghi trên đó khi đến hạn. Các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán họ bán lại các khoản sẽ thu này cho NHNN để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho NHNN một khoản, ta gọi đó là lãi suất tái chiết khấu.

3. Lãi suất tái cấp vốn

Lãi suất tái cấp vốn cũng gần giống như vậy nhưng đối tượng ở đây là các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại, và sau đó họ bán lại các khoản này cho NHNN để đổi lấy tiền mặt.

Các lãi suất này khác nhau tùy vào loại chứng từ đem ra chiết khấu, vào các khoản vay của ngân hàng, vào từng thời điểm theo chính sách tiền tệ của NHNN theo sự lèo lái của chính phủ mỗi quốc gia…

Hiện, lãi suất cơ bản ở Việt Nam là 9%, trong khi đó, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn lần lượt là: 5% & 7%.

Lãi suất tái cấp vốn của Việt Nam - FGate
Ảnh: Lãi suất tái cấp vốn Việt Nam qua các thời kỳ

Nguồn bài viết: http://fgate.com.vn/tin-tuc/2013/11/27/lai-suat-co-ban-lai-suat-tai-chiet-khau-va-lai-suat-tai-cap-von–phan-biet_99#at_pco=smlwn-1.0&at_si=54a26204e98cf6aa&at_ab=per-2&at_pos=0&at_tot=1#ixzz3NMtozKS6

CHUYỆN ĐỌC SÁCH VÀ GHI CHÚ

Đọc chậm

Giữa cuộc sống xô bồ hôm nay, việc đọc sách trở thành một thú tiêu khiển xa xỉ với nhiều người, khi các công cụ giao tiếp mới, máy tính bảng, điện thoại thông minh, mạng xã hội, công việc, v.v… ngày càng trở nên phổ biến, chiếm hầu hết thời gian giải trí của mọi người. Tuy nhiên, văn hóa đọc chậm vẫn lan tỏa nhiều nơi trên thế giới.

Đọc chậm - FGate

Ảnh: F. Martin Ramin/ The Wall Street Journal

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra lợi ích của việc đọc sách – đặc biệt là việc đọc chậm (khác biệt so với việc đọc nhanh, đọc lướt tin tức):

  • Tăng cường khả năng tập trung, giảm stress và khiến chúng ta suy nghĩ, lắng nghe và thông cảm sâu sắc hơn.
  • Giảm tỷ lệ mất trí nhớ nếu duy trì việc đọc chậm là một thói quen thường xuyên.
  • Giúp con người hiểu biết hơn về trạng thái tâm lý, niềm tin khác nhau của những người khác – một kỹ năng quan trọng cần có trong việc xây dựng các mối quan hệ.

Nếu bạn là một người muốn thay đổi thói quen tiếp nhận tin tức kiểu mì ăn liền, thay vào đó, bạn muốn quay lại với văn hóa đọc chậm truyền thống, thì đây là một số chia sẻ giúp bạn đọc chậm hiệu quả:

  • Tìm đến những nơi yên tĩnh, khiến bạn khó phân tâm. Hãy tắt hết điện thoại và máy tính.
  • Hãy ghi chú những gì bạn tâm đắc khi đọc chậm. Chúng sẽ giúp bạn có suy nghĩ sâu sắc hơn với nội dung quyển sách và tác giả.
  • Hãy xem việc đọc như là tập thể dục, và bạn phải dành thời gian cho nó.
  • Chọn lấy một quyển sách in, thay vì sách ebook. Bạn có thể cảm nhận được quyển sách, sờ trực tiếp vào từng trang sách, biết được mình đang ở đâu khi đọc sách, và một quyển sách giấy in cũng nhắc nhở bạn phải đọc chúng.
  • Hãy dành 30-45 phút liên tục để đọc, và không để việc nào khác xen vào khoảng thời gian đó.

Cách đọc sách và ghi nhớ kiến thức hiệu quả

Nghiên cứu dựa trên 2 nhóm người:

+ Nhóm A: đọc 10 trang sách lặp đi lặp lại 4 lần liên tiếp, cố gắng nhớ kiến thức những gì chúng mang lại.

+ Nhóm B: đọc 10 trang sách một lần, sau đó gấp sách lại, và những người ở nhóm này được yêu cầu viết một trang tóm tắt những gì mình đã đọc được.

=> Kết quả: Nhóm B có khả năng ghi nhớ nội dung lâu hơn 50% so với nhóm A.

Điều này được giải thích dựa trên những quy tắc nền tảng của việc thực hành sâu: Việc học là tiếp cận. Khi chúng ta đọc thụ động (nhóm A) thì những kiến thức nhanh chóng bị lãng quên, vì ít tiếp cận (tự hệ thống và ghi ra kiến thức đã nắm) đồng nghĩa với việc học khó khăn hơn.

Vì vậy, sau khi đọc một quyển sách, bạn hãy:

1. Xác định những ý chính nào bạn cần phải nắm (bước tiếp cận ban đầu).

2. Xử lý và tổ chức ý tưởng sao cho hợp lý từ những ý chính trên (tiếp cận sâu hơn).

3. Viết các ý này trên giấy (bước tiếp cận xa nhất, thông qua việc lặp lại ý khoa học hơn).

Như thế, bạn sẽ nhớ ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

6 thói quen đọc tư duy tích cực từ Harvard

6 thói quen đọc tư duy tích cực - FGate

Đọc tích cực là hoạt động tương tác với văn bản, đây cũng là kỹ năng tối cần thiết đối với sự thành công trong học tập và công việc, cũng như sự phát triển trí tuệ của bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy những sinh viên có cách đọc chủ động sẽ lưu giữ thông tin lâu hơn.

Nhưng làm cách nào để tập thói quen đọc tích cực, đọc và tư duy sâu, dưới đây là 6 thói quen được trường Harvard chỉ ra để giúp đỡ người đọc trong việc luyện tập thói quen đọc sao cho hiệu quả nhất. Có thể bước đầu bạn sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là bạn không còn chỉ phải đưa ánh mắt để đọc con chữ mà còn nhiều vấn đề khác nữa. Những sẽ nhanh chóng trở thành thói quen, nếu bạn chịu khó tuân thủ những nguyên tắc sau, và bạn sẽ thấy được sự tiến bộ:

1. Xem trước

Nhìn  » xung quanh  » văn bản trước khi bạn bắt đầu đọc.

Bạn có thể đã có dịp đọc một phiên bản trước đây, nhờ đó cố gắng định ra khoảng thời gian cần thiết để đọc xong. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về bố cục, “sứ mạng” của văn bản đó. Việc xem trước cho phép bạn cải thiện suy nghĩ về văn bản sắp đọc, liệu rằng tác giả muốn gửi gắm gì? Những ấn tượng đầu tiên sẽ hỗ trợ cho quá trình đọc chuyên sâu của bạn.

Ví dụ:

– Sự xuất hiện của những tiêu đề, các khái niệm trừu tượng, hoặc các tài liệu bổ sung khác cho bạn biết được điều gì?

– Bạn có biết tác giả này chưa? Nếu rồi thì cũng thông tin trước đây có ảnh hưởng đến nhận thức cảu bạn về những gì bạn sắp đọc hay không? Nếu tác giả không quen thuộc, vậy thì tác giả đó được giới thiệu như thế nào, về tiểu sử, các công trình, sản phẩm nghiên cứu.

– Bố cục của văn bản như thế nào? Có phải tài liệu được chia thành nhiều đề mục, các chương, phần hoặc như thế nào khác? Liệu các phần của đoạn có giúp bạn hiểu rõ về những quan điểm, ý đồ của tác giả, của tác phẩm hay không?

– Liệu văn bản có được bố cục theo một chuẩn nhất định? Ví dụ, các bài viết báo, tạp chí có những đặc điểm dễ nhận ra, sách giáo khoa hay các bài tiểu luận sẽ được tổ chức nội dung hoàn toàn khác.

2. Chú giải

Chú thích yêu cầu bạn phải tích cực trong quá trình đọc, đây có thể coi là hành động “đối thoại” với tác giả, đưa ra những vấn đề hay ý tưởng bạn gặp phải khi đọc tài liệu. Nó cũng là một cách để có một cuộc trò chuyện với chính bản thân người đọc khi bạn đọc giở từng trang, ghi lại những điều bạn suy nghĩ.

Làm cho bạn đọc suy nghĩ chuyên sâu, đây là cách :

– Vứt bỏ bút dạ quang (highlighter) của bạn : việc bạn highlight dường như là một chiến lược đọc tích cực nhưng thực sự có thể làm xao lãng việc đọc hiểu của bạn. Những vạch màu vàng sáng trên một trang giấy sẽ khiếp bạn khó hiểu ở lần đọc lại tiếp theo. Bút hoặc bút chì sẽ là một lựa chọn tốt hơn, cho phép bạn làm được nhiều trong việc ghi chú thêm vào.

– Đánh dấu bên lề văn bản của bạn với các từ và cụm từ : ý tưởng nảy ra trong đầu bạn, lưu ý về những điều mà dường như quan trọng với bạn, nhắc nhở như thế nào vấn đề này. Loại tương tác này duy trì tiềm thức của bạn trong quá trình đọc. Sau này khi đọc lại, những ghi chú này sẽ kích thích bộ nhớ lại cho bạn.

– Đưa ra những ký hiệu biểu tượng riêng của bạn: ví dụ, dấu (*) là một ý tưởng quan trọng, hoặc sử dụng một dấu chấm than cho đáng ngạc nhiên, vô lý, kỳ lạ ( !). Tính cá nhân trong việc ký hiệu tượng hình như vậy sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình đọc, cũng như hữu ích khi bạn tìm kiếm lại những tài liệu, nội dung cần thiết cho nghiên cứu sau này.

– Tập thói quen đưa ra câu hỏi cho chính mình: “Điều này có ý nghĩa là gì?” “Tại sao phải đọc văn bản này?” Ghi câu hỏi ra lề ở đoạn văn, ở đoạn đầu hoặc đoạn cuối của phân mục. Đó là một “lời nhắc nhở” cho bạn về việc phải nghiên cứu, tìm tòi thêm để trả lời cho những câu hỏi đó.

Xem thêm: Cách ghi chú khi đọc sách

3. Phác thảo, tóm tắt, và phân tích

Phác thảo, tổng kết, phân tích: phân tích những thông tin đượ cung cấp và cố gắng giải thích theo ngôn ngữ dễ hiểu nhất đối với bạn.

Phác thảo lại các ý của văn bản là một cách chú thích khác, bắt đầu bằng những chữ số La Mã. Phác thảo cho phép bạn nắm được sườn bài : luận điểm, các điểm bổ sung, giải thích, bằng chứng và ví dụ, cũng như là kết luận. Với bài đọc mang nặng tính chuyên sâu, thì bạn phải tìm được bộ khung dàn ý mới nắm rõ được vấn đề cần truyền tải.

Hành động tổng kết, tóm ý sẽ kết nối các ý tưởng lại với nhau một cách rõ ràng rành mạch, yêu cầu bạn phải nắm vững được vấn đề.

Phân tích là việc thêm vào tư duy của người đọc trong quá trình tổng kết ý, không chỉ là việc ghi chép lại những ý đã diễn đạt của tác giả, mà kết hợp thêm ý tưởng, phân tích logic, nhận định, cảm nhận của người đọc. Trả lời cho những câu hỏi:

– Tác giả muốn đánh giá vấn đề gì?

– Người đọc phải tin và chấp nhận những luận điểm nào của tác giả?

– Lý do và bằng chứng đưa ra đã đủ thuyết phục tôi? Bằng chứng mạnh mẽ nhất và hiệu quả nhất tác giả cung cấp là gì – và tại sao nó hấp dẫn?

4. Tìm kiếm những chỗ lặp và phân tích ngôn ngữ sử dụng

Cách ngôn tữ được chọn lọc, sử dụng và đặt trong văn bản cũng là một vấn đề quan trọng, thể hiện trình độ của tác giả vì tác giả hy vọng bạn thu lượm được từ lập luận của mình. Nó cũng có thể cho người đọc thấy được ý thức hệ, sự ẩn ý hay thành kiến của tác giả. Tìm những thứ sau:

– Hình ảnh được sử dụng nhiều

– Những từ ngữ được lặp đi lặp lại, cụm từ, các loại ví dụ, hoặc hình minh họa

– Cách nhất quán trong việc tạo đặc trưng riêng cho người, các sự kiện, hoặc các vấn đề.

5. Đặt trong bối cảnh

Một khi bạn đã đọc xong tích cực và chú thích, hãy dành thời gian để đặt tác phẩm vào một quan điểm nào đó. Khi đặt trong một bối cảnh cụ thể, về cơ bản là bạn “xem lại” dưới một góc độ có thể khác đi bởi hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, tài liệu hoặc trí tuệ của mình.

Liệu yếu tố này thay đổi hoặc ảnh hưởng như thế nào bạn xem một phần của vấn đề?

Cũng nên xem và đọc qua lăng kính kinh nghiệm của riêng bạn. Sự hiểu biết của bạn về vấn đề đó và tầm quan trọng của họ luôn luôn được định hình bởi những gì bạn đã biết và giá trị sống trong một thời gian.

6. So sánh và tương phản

Đặt các đoạn văn với nhau để xác định được mối quan hệ của nó (ẩn hoặc rõ ràng).

– Mục đích của việc hành văn đoạn văn này là gì?

– Liệu đoạn văn này có đóng góp gì cho ý tưởng toàn tác phẩm?

– So sánh với những khái niệm, quan điểm của những văn bản trước đây như thế nào? Nó tiếp tục, chuyển hướng hay mở rộng trọng tâm của tác phẩm trước đó?

Cách ghi chú khi đọc sách

Cách ghi chú khi đọc sách

Hãy nhớ rằng: Việc ghi chú khi đọc phụ thuộc vào 2 yếu tố:
(1) thứ mà bạn đang đọc và
(2) tại sao bạn đọc nó.

Dưới đây là quy trình hướng dẫn bạn ghi chú khi đọc sách. FGate mong rằng cách này sẽ có giá trị cho bạn trong những lần đọc sách vở, tài liệu sắp tới.

BƯỚC 1

Điều đầu tiên tôi làm là khi cầm một quyển sách lên là đọc lời tựa, mục lục, và thông tin giới thiệu về cuốn sách ở bìa sách. Thông thường, tôi sẽ cũng nhìn lướt qua các chỉ mục.

Bước này không quá lâu, và nó thường giúp tôi tiết kiệm khá nhiều thời gian, vì rất nhiều quyển sách không có cấu trúc như tôi vừa trình bày để người đọc lựa chọn. Có thể thông qua bước này, quyển sách không chứa đựng nội dung mà tôi đang quan tâm. Nếu đã thực hành xong bước này mà tôi không thấy thông tin hấp dẫn lắm, tôi sẽ lật ngẫu nhiên vài trang để xác minh thêm.

Cách làm này là một hình thức đọc lướt có hệ thống. Đây là cách mà Mortimer Adler, người đã viết quyển sách bày chúng ta cách đọc nghĩ ra. Adler cho rằng có bốn mức độ đọc khác nhau. Tôi thường kết hợp lối đọc tìm kiếm với cách đọc phân tích cho hầu hết các sách mà tôi đọc.

Khi tôi bắt đầu đọc, tôi hình thành trước trong đầu ý tưởng quyển này nói về vấn đề gì, những tranh luận chính mà nó sẽ giải quyết, và một vài thuật ngữ có liên quan. Như thế, tôi sẽ biết trước tác giả đang đưa tôi đến đâu khi đọc đến một nội dung nào đó, và những vấn đề mà phần đó sẽ đề cập và giải quyết.

Khi đọc, tôi ghi chú. Tôi khoanh tròn những từ tôi cần tìm kiếm. Tôi lướt những điểm quan trọng tôi cần lối suy nghĩ phản biện để tranh luận với tác giả. Tôi gạch dưới những chỗ làm tôi ngạc nhiên, thích thú. Tôi còn bình luận như một người bị điên trên các rìa biên của trang sách. Tôi cố phân tích các giả định, v.v…

Thông thường, tôi luôn cố tham gia vào một cuộc tranh luận tưởng tượng do tôi đặt ra với tác giả.

Có thể những câu hỏi của tôi sẽ được trả lời ở trang kế tiếp hoặc chương tiếp theo. Hoặc tôi phải tìm một quyển sách khác có thể giúp tôi giải đáp những chỗ còn bỏ ngỏ. Ai mà biết được, nhưng tôi sẽ ghi chúng ra giấy để lưu ý sau đó.

Vào cuối mỗi chương, tôi sẽ làm một vài gạch dòng để tóm tắt những gì tôi vừa đọc xong. Khi hoàn thành, tôi sẽ để quyển sách ở đó, trên bàn, và không đụng vào nó từ vài ngày đến một tuần.

BƯỚC HAI

Khi tôi đọc lại quyển sách đã đọc xong, tôi sẽ đọc lại những chỗ tôi viết nguệch ngoạc, những chỗ tôi gạch dòng, và những bình luận tôi đã ghi chú, với giả định tôi vẫn có thể tiếp tục đọc những ghi chú tôi đã viết ra.

Tôi không phải với suy nghĩ cũ như lần đầu khi tôi đọc lại quyển sách. Có hai điều đã thay đổi trong tôi: (1) Tôi đã đọc hết quyển sách và (2) Tôi có cơ hội thiếp đi nếu ở lần đọc một, có những thứ từng làm tôi thích thú vô cùng, thì giờ đây, có thể chúng trở nên hết sức bình thường.

Nếu một điều gì đó vẫn khiến tôi rất hào hứng, tôi sẽ viết ra một ghi chép nhỏ trên vài trang đầu tiên của quyển sách, bằng ngôn ngữ của mình, về chủ đề đó. Thường thì đây là một đoạn tóm tắt nhưng  ở dạng chúng có thể ứng dụng kiến thức đó vào thực tế như thế nào. Tôi đánh dấu thêm chỉ mục số trang cho phần này trong quyển sách.

Đôi khi, tùy vào quyển sách tôi đọc, tôi có thể sắp xếp lại những phần tóm tắt tranh luận chính do tôi đặt ra khi đọc, và những điểm mà tôi chưa có lời giải đáp. Đôi khi tôi liên kết những phần này với những quyển sách khác.

BƯỚC BA (Có thể là lựa chọn thêm)

Đợi trong một vài ngày. Rồi đọc lại toàn quyển sách, ghi chép những trích đoạn bằng tay mà bạn tâm đắc, rồi cho chúng vào hồ sơ lưu trữ tư liệu của bạn. Hãy tin rằng nhiều điều thú vị bạn sẽ nghiêm ra sau này từ những gì bạn đã làm, thông qua quá trình ghi chép này.

10 quy tắc đọc sách của cố Tổng thống Mỹ THEODORE ROOSEVELT

10 quy tắc đọc sách của cố Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt

“Một quyển sách phải thú vị thì nó mới có thể lôi cuốn một người đọc chú tâm vào nó tại một thời điểm nhất định.”

Theodore Roosevelt có lẽ là một trong những tổng thống đọc nhiều nhất thế giới. Một ngày bình thường của ông bắt đầu bằng việc đọc một quyển sách trước bữa sáng, và hai quyển khác vào thời điểm cuối ngày. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã đọc hàng ngàn quyển sách.

Đây là 10 nguyên tắc đọc sách của ông:

  1. Sự lựa chọn luôn có giới hạn, nên theo ông, sẽ thật vô lý nếu cố tạo ra các danh mục sách được cho là hấp dẫn đến những  nhà tư tưởng vĩ đại nhất. Đó là lý do vì sao ông không bao giờ cảm thấy đồng tình với các danh mục sách như « Một trăm quyển sách hay nhất », hay « Thư viện cao 5 foot » (~1.5m) (1 cách gọi danh sách đọc Harvard Classics). Mỗi người đều có quyền giải trí bằng việc tự tạo nên danh mục hàng trăm quyển sách hay cho riêng bản thân. Nhưng không có thứ gọi là một trăm quyển sách tốt nhất cho mọi người, hoặc cho một người ở mọi thời điểm cuộc đời.
  2. Một quyển sách phải thú vị thì nó mới có thể lôi cuốn một người đọc chú tâm vào nó tại một thời điểm nhất định.
  3. Những quyển sách cố tổng thống học được nhiều nhất có lẽ là những quyển sách được ông đọc trong vui sướng. Nghĩa là ông đọc vì ông yêu thích chúng, vì ông thích đọc chúng, và lợi ích đến từ việc tận hưởng khi đọc.
  4. Người đọc sách hay người yêu sách buộc phải thỏa mãn các nhu cầu của mình mà không cần quan tâm người khác nghĩ họ nên đọc gì.
  5. Người đọc sách không cần phải giả vờ thích thứ mà quả thực anh ta không thích
  6. Những quyển sách cũng giống như những người bạn. Không có một cách sử dụng thống nhất khi nói về các quy luật chung giữa chúng. Một số đáp ứng được nhu cầu đọc của một người, và một số khác đáp ứng nhu cầu đọc của người khác. Mỗi người nên nhận thức được những cản trở ở một người khi đọc sách, điều mà Ngài Edgar Allan Poe gọi là “sự kiêu hãnh điên rồ của trí tuệ,” khi cảm thấy tiếc cho những ai không thích đọc các quyển sách mà mình thích.
  7. Khi được hỏi về những quyển sách một chính khách nên đọc, câu trả lời của Theodore Roosevelt là thơ và tiểu thuyết, bao gồm cả các truyện ngắn.
  8. Tủ sách gia đình ông ra đời không phải để trở thành một thư viện. Mỗi quyển sách được mua là do ai đó trong gia đình ông muốn đọc chúng. Ông cho biết các thành viên trong gia đình mình không chú tâm quá nhiều vào hình thức, mà điều họ thật sự quan tâm là nội dung của quyển sách.
  9. Chúng ta cần biết nhiều hơn về bản chất và tâm hồn của con người, và không đâu tuyệt vời hơn khi hiểu thêm về những điều này thông qua các nhà văn giàu trí tưởng tượng, dù các tác phẩm của họ là văn xuôi hay thơ ca đi chăng nữa.
  10. Mỗi quyển sách đều có vẻ đẹp riêng của nó, và ông cảm thấy yêu mến nhất khi đọc chúng ở Đồi Sagamore; nhưng trẻ em lại càng tuyệt vời hơn những quyển sách.

Thay đổi cách ghi chú (take note) cùng Bullet Journal

Bullet Journal

Kỹ năng take-note (ghi chú) là một kỹ năng khó hoàn thiện. Vấn đề ở khả năng tạo ra những bản ghi chú dễ hiểu, xúc tích, thu hút và tạo cảm hứng cho chủ nhân của nó. Không nhất thiết phải cần đến những sản phẩm sổ tay cao cấp của Moleskine hay Field Notes.

Bạn chỉ cần tập trung vào kỹ năng sắp xếp, tổ chức!

Mời bạn đến với sản phẩm ngốn gần 10 năm phát triển của nhà thiết kế web Ryder Caroll để hiểu rằng kỹ năng sắp xếp, tổ chức sẽ quyết định sự hiệu quả việc note-taking của bạn.

Bullet Journal không phải là một cuốn sổ tay “thật”. Chỉ sử dụng hiệu ứng giấy trắng và kết hợp những gạch đầu dòng, những hình họa để đánh dấu (như dấu chấm, vòng tròn…) để tạo ra sự khác biệt trong việc phân loại. Bạn sẽ bắt đầu từ “tháng”, sau đó là “mục lục”, “checklist”, cho đến khi hoàn thành một “cuốn sổ tay” hoàn chỉnh.

Caroll chia sẻ, Bullet Journal tạo động lực cho ông, giúp vượt qua những vấn đề trong cuộc sống, hỗ trợ ông việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc.

Caroll tin tưởng rằng phương thức thay đổi tư duy về note-taking hiệu quả hơn nhiều so với những ứng dụng (app, bạn có thể tham khảo một số app: WunderList, Any.Do…) trên các smartphone đang có hiện nay trong thị trường, dù app có hiệu quả đến đâu thì quan trọng vẫn là ở người dùng.

Cùng tìm hiểu sâu vào Bullet Journal nhé!

“For the list-makers, the note-takers, the Post-It note pilots, the track-keepers, and the dabbling doodlers. Bullet journal is for those who feel there are few platforms as powerful as the blank paper page. It’s an analog system for the digital age that will help you organize the present, record the past, and plan for the future.”

Logging

Phương pháp mà Bullet Journal đưa ra gọi là “Rapid Logging”, cho phép bạn ghi chép và chia công việc/ vấn đề một cách nhanh chóng, xoay quanh những công việc thường nhật. Kỹ thuật này có thể giúp bạn xác định được đâu là vấn đề quan trọng, xóa bỏ những tiểu tiết không cần thiết. Tập trung thời gian và năng lượng bạn có để công việc/cuộc sống trở nên hiệu quả hơn. Đó là sự khác nhau những “bận rộn” và “hiệu quả”.

Những vấn đề bạn đưa vào Bullet Journal được gọi là “entry”. Để bắt đầu một entry, bạn mở cuốn sổ của mình với 2 mặt giấy trắng, ghi vào lề trên mặt giấy  bên trái một đoạn mô tả nhỏ về “entry”. Nếu chủ đề cụ thể bạn có thể dễ dàng liệt kê những nội dung quan trọng. Và nếu chủ đề phức tạp hơn thì nên làm rõ bằng những “chủ đề phụ – subtopic”. Có thể những chủ đề không hoàn toàn liên quan đến nhau nên bạn cần một trang để làm Danh mục – Index, liệt kê chủ đề cũng như đánh số trang.

Bullet Journal Note

Gạch đầu dòng

Vấn đề lớn nhất trong khi ghi chú chính là nó khiến bạn mất thời gian. Chủ đề/công việc càng phức tạp thì bạn càng phải dành nhiều thời gian để làm rõ và đưa ra đầu nhiệm vụ. Điều này lại vô tình tạo ra nhiều công việc lặt vặt khiến bạn cảm thấy chán và mất cảm hứng với cuốn sổ tay của mình. Kỹ thuật “Rapid Logging” đã đề cập ở trên tập trung vào những gạch đầu dòng ngắn gọn (hay gọi là Bullet). Bullet Journal hướng dẫn bạn phân loại thành 3 thành phần: Công việc (Task), Ghi chú (Note) và Sự kiện (Event).

Bullet Journal Note 1

  • Công việc (Task) được đại diện bởi ô checkbox (hình vuông), sau khi hoàn thành thì bạn sẽ đánh dấu vào ô đó. Những công việc đòi hỏi nhiều công việc nhỏ phụ (sub-task) thì sẽ được liệt kê dưới công việc chính (master task) và lùi vào một khoảng. Công việc chính chỉ được đánh dấu hoàn thành khi tất cả các công việc phụ (sub-task) hoàn thành.
  • Ghi chú (Note) được đại diện bởi chấm tròn. Ghi chú gồm: ý tưởng, quan sát, hay những điều bạn muốn lưu lại mà không phải thực hiện ngay lúc đó.
  • Sự kiện (Event) được đại diện bởi hình tròn nhỏ. Là một ghi chú về một việc/hành động sẽ xảy ra trong một ngày cụ thể. Kỹ thuật Rapid Logging lưu ý rằng mục Sự kiện nên càng khách quan và ngắn gọn càng tốt.

Bạn có thể tùy biến theo sở thích cá nhân, đây chỉ là một đề xuất cho bạn để dễ dàng cho việc sắp xếp.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng những ký hiệu đánh dấu đặc biệt để làm nổi bật:

Bullet Journal Note 2

Tính ưu tiên: sử dụng ngôi sao cho những công việc cần được ưu tiên trước, dễ dàng để bạn nhận thấy được việc cần làm trước tiên.

Khám phá: sử dụng hình ảnh con mắt để đánh dấu những vấn đề bạn muốn tìm hiểu sau, để bạn không bị bỏ sót

Cảm hứng: sử dụng dấu ! để đánh dấu một ý tưởng đặc biệt mà bạn muốn tiếp tục triển khai khi bạn không thể thực hiện nó lúc hiện tại.

Khác: sử  dụng dấu mũi tên để lưu ý những công việc liên quan đến một việc khác, giúp bạn kiểm soát được quá trình xuyên suốt bằng sổ tay của mình.

*Gạch ngang công việc nếu đã quá thời gian, hoặc không còn ý nghĩa để thực hiện.

Đánh số trang

Đánh số trang là một công việc quan trọng mà bạn không được bỏ sót. Vì bạn sẽ phải ghi số trang vào Danh mục ở trang đầu để dễ dàng cho việc tìm kiếm lại sau này khi có ý tưởng triển khai công việc cũ.

– Mục lục liệt kê những chủ đề cùng số trang. Chủ đề có thể liên tục với số trang được đánh liên tục (5-10), hoặc có thể là một chủ đề riêng lẻ (15-16). Đừng quên “subtopic” với những chủ đề phức tạp.

– Lịch hàng tháng (Monthly Calendar): giúp bạn nhóm những công việc, sự kiện để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về công việc trong tháng. Lịch hàng tháng sẽ được tạo vào đầu mỗi tháng, bạn nên dành 2 trang  trắng liên tục, 1 trang để liệt kê các ngày trong tháng, một trang để tổng hợp những công việc cần phải làm. Bạn có thể tùy chỉnh theo ý mình hoặc sử dụng những gợi ý đã có ở trên.

– Tổng hợp: khi bạn sử dụng Bullet Journal thường xuyên thì sẽ có chủ đề được lặp lại thường xuyên, bạn nên làm một danh sách tổng hợp về chủ đề (ví dụ những người nơi cần phải đi…).  Các bước:

Bullet Journal Note

1. Lật trang tiếp theo, ghi chủ đề

2. Đánh dầu chủ đề tổng hợp ở trang Danh mục, đánh số trang

3. Tìm những đầu dòng liên quan đến chủ đề và liệt kê bảng tổng hợp.

4. Đánh dấu mũi tên (nhớ lại phần Gạch đầu dòng!!) ở các công việc.

Đây là cách thức hữu hiệu giúp bạn sắp xếp lại các nội dung cùng chủ đề và cập nhật những điều mới.

Tham khảo: http://bulletjournal.com – Ryder Carroll

Còn gì tuyệt vời hơn khi mà khoảng thời gian đầu năm mới, bạn bắt tay vào việc lập cho mình một cuốn sổ về quản lý công việc, cuộc sống. Cuốn sổ này sẽ đi cùng với bạn trong thời gian dài và có thể giúp ích được bạn.

Nguồn bài viết: http://fgate.com.vn

Financial Modeling là gì?

Xây dựng mô hình tài chính (financial modeling) là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của ngành tài chính hiện đại, được sử dụng tại các ngân hàng đầu tư và các thể chế tài chính khác.

Xây dựng mô hình tài chính (financial modeling) là một kỹ năng rất hữu ích cho các chuyên gia và sinh viên tham gia chương trình CFA cũng như đối với người có chứng chỉ tài chính và kế toán khác – CPA, CA, ACA, CMA và CGA.

Introduction to financial modeling - Financial modeling là gì?

Nói ngắn gọn financial modeling là quá trình xây dựng dự phóng nhiều năm tiếp theo cho các bảng báo cáo tài chính của công ty: bảng cân đối (balance sheet), báo cáo thu nhập (income statement), và báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow statement). Khoảng thời gian dự phóng thường từ 5-10 năm tùy còn từng model.

Tại sao financial modeling lại quan trọng? Kỹ năng này được ứng dụng rộng rãi trong ngành tài chính như ngân hàng đầu tư (investment banking) – phát hành công chúng(IPO), gọi vốn, sáp nhập và mua lại (M & A); ngân hàng (corporate banking); quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital), vốn chủ sở hữu tư nhân (private equity); hoạch định chiến lược của công ty và ngân sách (corporate strategic planning and budgeting); và nhiều ứng dụng quan trọng khác.

Dưới đây chỉ là một vài ví dụ ứng dụng mô hình tài chính:

Một nhân viên ngân hàng đầu tư (investment banker) xây dựng một mô hình tài chính của một công ty phần mềm điện thoại di động sắp IPO. Các dữ liệu chính cho model cũng chính là những biến được sử dụng để định giá: dòng tiền tự do (Free Cash Flow), thu nhập (earnings) và tính toán nợ ròng. Các mô hình tài chính sẽ sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền (Discounted Cash Flow), cùng với phương pháp so sánh giao dịch (comparables) để định giá giá trị nội tại (intrinsic value). Mục tiêu cuối cùng của quá trình làm financial model này sẽ được để đánh giá giá mỗi cổ phiếu chào bán cổ phần của công ty sau khi được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Một mô hình tài chính tín dụng (credit-focused financial model) được xây dựng bởi các tổ chức  cho vay thương mại của một ngân hàng lớn. Đây là một ứng dụng của financial model trong việc đánh giá, xử lý các khoản vay thương mại của công ty sản xuất đang tìm cách mở rộng hoạt động. Mục đích quan trọng nhất trong việc xây dựng model tín dụng là xác định khả năng trả nợ của công ty. Những dữ liệu quan trọng nhất mà các ngân hàng thương mại sẽ xem xét là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (debt-equity ratio), khả năng trả lãi vay, trả các chi phí vay (interest coverage, fixed charge coverage raios). 
Một chuyên gia phân tích equity research xây dựng một mô hình tài chính của công ty đang quan tâm. Trọng tâm của mô hình này là về định giá chiết khấu dòng tiền (Discounted Cash Flow) và dòng tiền tự do không sử dụng vốn vay (unlevered free cash flow) tạo ra bởi các công ty. Dựa trên kết quả của mô hình các nhà phân tích sẽ đưa ra các khuyến nghị mua / bán / giữ về các cổ phiếu dựa trên đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu mục tiêu và giá cổ phiếu trên thị trường hiện nay.
Công ty tư nhân đang xem xét mua lại 50% của một công ty dược phẩm đang trong giai đoạn khởi đầu cần vốn, để duy trì chương trình nghiên cứu và phát triển (R & D) của mình. Công ty tư nhân nhìn thấy giá trị và khả năng phát triển nhờ những bằng sáng chế mà công ty dược phẩm đang nắm giữ. Mục đích để xây dựng các mô hình tài chính là xác định giá mà công ty cổ phần tư nhân sẵn sàng để mua 50% cổ phần, với tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR-internal require of return) ít nhất là 35%.
Giám đốc tài chính của một công ty sản xuất bột giấy đang chuẩn bị ngân sách dài hạn cho công ty. Cô sử dụng kỹ thuật xây dựng mô hình tài chính trên Excel để xây dựng chiến lược của mình. Mô hình này sẽ là các bước dự phóng 5 năm tới cho 3 bảng báo cáo tài chính của công ty và từ đó giúp đánh giá được tình hình tài chính, hoạt động trong tương lai. Bảng kế hoạch ngân sách sẽ được trình lên CEO xem xét.
Công ty start-up xây dựng cho mình một mô hình hoạt động hoàn toàn mới, và cần dự phóng khả năng sinh lời và vòng quay hoàn vốn nhằm thuyết phục các nhà đầu tư. Và để định lượng triển vọng trong tương lai, một mô hình tài chính thể hiện trên Excel là một phương án lựa chọn tối ưu để gây ấn tượng với các “angel investor”.

Introduction to financial modeling - Financial modeling là gì?

Lớp học Financial Modeling Fundamentals tại FGate

Xây dựng mô hình tài chính là sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật. Học tập kỹ năng này là điều cần thiết đối với những người đang tìm kiếm cơ hội làm việc dài hạn trong ngành tài chính. Nhưng kỹ năng này cũng cần được trao dồi và nâng cao thông qua các kinh nghiệm làm việc thực tế của việc xây dựng mô hình tài chính.

Quá trình mô hình tài chính bắt đầu với thu thập thông tin. Các nhà phân tích phải tập làm quen với các công ty mà mình đang xây dựng model, kiến thức về ngành, sự cạnh tranh, kế hoạch và đường hướng phát triển của công ty cũng cần được nắm thật vững. Phần quan trọng của thông tin là báo cáo của công ty tài chính trong quá khứ, các cuộc phỏng vấn quản lý, cáo bạch, các báo cáo phân tích, và các ấn phẩm về ngành. Cần lưu ý rằng thông tin này thường rất khó để thu thập vì loại hình công ty tư nhân thường không có nhiều dữ liệu như các công ty đại chúng. Thông tin về công ty tư nhân thường chỉ có thể thu được thông qua truy vấn trực tiếp với những người trong công ty.

Một mô hình tài chính Excel điển hình sẽ bao gồm các phần sau đây:

Các giả định. Đây là những yếu tố đầu vào của mô hình. Giả định dựa trên thông tin lịch sử của công ty cũng như kế hoạch tương lai của nó và xu hướng thị trường hiện tại.
Dữ liệu báo cáo tài chính quá khứ và dự phóng – báo cáo thu nhập, bảng cân đối, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Dự được dựa trên kết quả hoạt động và các giả định.
Các số liệu về vốn lưu động (working capital), CAPEX (capital expenditure), thời gian trả nợ, thuế.
Phân tích độ nhạy (sensitivity analysis) và phân tích tình huống (scenario analysis) được đưa vào các mô hình, thể hiện qua các bảng biểu, đồ thị.
Các mô hình tài chính thường là nền tảng để phân tích chi tiết hơn như mô hình M & A sáp nhập, phân tích LBO (leveraged buy-out) và mô phỏng Monte Carlo.

Introduction to financial modeling - Financial modeling là gì?
Nhưng làm thể nào để trở thành một chuyên gia financial modeller Kiến thức về tài chính – kế toán là bắt buộc. Nắm bắt vững vàng các báo cáo tài chính và mối quan hệ giữa các mục hàng báo cáo thu nhập, bảng cân đối và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thành thạo Microsoft Excel là điều kiện tiên quyết khác. Một chuyên viên phân tích tài chính không chỉ biết chức năng Excel, các công cụ và các định dạng, mà còn là kỹ năng thao tác nhanh chóng và hiệu quả trong việc sử dụng nhiều phím tắt của Excel. Đôi khi phải mất một thời gian làm việc thực tế mới thực sự trở nên thành thạo công việc này.

Nguồn bài viết: http://fgate.com.vn/tin-tuc/2014/06/19/financial-modeling-la-gi_185#ixzz3NMoyrshq

Startup Financial Model

Nguồn bài viết: http://fgate.com.vn/tin-tuc/2014/12/03/startup-financial-model_213#ixzz3NMoXVrgP

Hiểu về cán cân thanh toán

Hằng ngày, khi đọc báo, phân tích các tin tức kinh tế vĩ mô, chúng ta thường đọc thấy các thuật ngữ như thặng dư xuất khẩu, vốn đầu tư ròng, hay dự trữ ngoại tệ của quốc gia tăng hay giảm, v.v… Thật ra, tất cả các vấn đề này đều có liên quan đến cán cân thanh toán quốc gia. FGate giới thiệu đến các bạn bài viết xoay quanh chủ đề này, để các bạn hiểu rõ hơn bản chất cán cân thanh toán, và từ nay về sau sẽ đánh giá đúng hơn các vấn đề liên quan đến nó.

Cán cân thanh toán hiểu nôm na là việc ghi sổ kế toán tất cả các giao dịch tiền tệ giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới, thường là trong một năm. Các giao dịch này bao gồm các khoản thanh toán đối với hàng hóa, dịch vụ xuất, nhập khẩu, trao đổi, dịch chuyển vốn tài chính.

Cán cân thanh toán được chia ra làm hai nguồn chính:

+ Cán cân vãng lai: bao gồm các khoản xuất khẩu ròng hàng hóa, dịch vụ, thu nhập ròng từ đầu tư nước ngoài (cổ tức, trái tức), và chuyển nhượng ròng từ nước ngoài.

+ Cán cân vốn: bao gồm các khoản đầu tư ròng vốn ra nước ngoài và thay đổi dự trữ ngoại hối của một quốc gia.

Vì nói đến cán cân thanh toán là đề cập đến giao dịch tiền tệ, nên chắc chắn sẽ có dòng tiền ra và dòng tiền vào liên quan.

+ Dòng tiền vào một quốc gia, hay còn gọi là nguồn tài trợ cho quốc gia do đâu mà có? Đó chính là giá trị các khoản xuất khẩu của quốc gia mang về, hay việc quốc gia nhận được các khoản đầu tư vốn, cho vay từ nước ngoài.

+ Dòng tiền ra một quốc gia, hay còn gọi là nguồn sử dụng của quốc gia, bao gồm những gì? Đó chính là số tiền quốc gia phải trả cho các khoản nhập khẩu vào quốc gia, hay việc quốc gia đi đầu tư vốn, cho vay nước ngoài.

Thông thường, khi quốc gia xuất khẩu, họ thu ngoại tệ về, hay khi đi đầu tư, cho vay nước ngoài, họ cũng sử dụng ngoại tệ, sau khi đã đổi từ nội tệ. Ngược lại, đối với trường hợp nhập khẩu, quốc gia thường phải chi ngoại tệ bằng cách đổi từ nội tệ, và khi đầu tư vốn, cho vay nước ngoài, đồng ngoại tệ cũng thường được sử dụng.

Do đó, khi nói đến dòng tiền ra vào, phải xem xét mối tương quan giữa đồng nội tệ và ngoại tệ, hay cần nhìn vào tỷ giá để đánh giá cán cân thanh toán của quốc gia. Và do đó, xem xét cán cân thanh toán phải nhìn cùng với tỷ giá để đánh giá chính xác hơn về tình hình giao dịch tiền tệ giữa quốc gia với các nước khác:

+ Khi một quốc gia niêm yết tỷ giá cố định, nghĩa là dù kinh tế có biến động gì, đồng nội tệ luôn được đổi ở một con số cố định so với đồng ngoại tệ (tức là sẽ có những lúc đồng nội tệ bị ép giá hay thổi giá so với giá trị thật (quá cao hay quá thấp) của nó; khi đó, nếu có sự thặng dư nguồn tiền tài trợ so với nguồn tiền sử dụng (do xuất khẩu ròng, do nhận nhiều vốn đầu tư hơn là rút vốn đầu tư chẳng hạn), nghĩa là có sự thặng dư ngoại tệ, ngân hàng trung ương quốc gia đó sẽ mua ngoại tệ vào, để vẫn đảm bảo tỷ giá cố định. Lúc đó, thặng dư ngoại tệ của ngân hàng trung ương sẽ tăng lên. Và ngược lại, chúng ta cũng có thể đánh giá tình hình ngược lại, ngân hàng trung ương sẽ bán ngoại tệ ra khi nguồn tiền sử dụng thâm dụng so với nguồn tiền tài trợ. Lúc này, thặng dư ngoại tệ ở ngân hàng trung ương sẽ giảm xuống.

+ Khi một quốc gia thả nổi tỷ giá thuần túy, tức là không có sự can thiệp của ngân hàng trung ương vào thị trường tiền tệ, thì  đồng nội tệ sẽ tự điều chỉnh giá so với đồng ngoại tệ, dựa trên quan hệ cung cầu giữa ngoại tệ và nội tệ. Lúc đó, dự trữ của ngân hàng trung ương sẽ không đổi.

+ Khi một quốc gia thả nổi tỷ giá có can thiệp, thì tình trạng dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương sẽ có lúc tăng giảm, có lúc không đổi, tùy vào động cơ điều chỉnh tỷ giá trong một số trường hợp của ngân hàng trung ương.

Nếu một quốc gia có nguồn tiền sử dụng nhiều hơn nguồn tiền tài trợ (ví dụ: nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, đầu tư nước ngoài nhiều hơn là nhận đầu tư từ nước ngoài), quốc gia đó phải tìm nguồn để bù đắp cho sự thâm dụng đó (chẳng hạn: phát hành thêm trái phiếu chính phủ nước ngoài, hoặc bán bớt ngoại tệ từ nguồn dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương). Và tình huống ngược lại chúng ta cũng có thể tự suy ra.

Do đó:

Cán cân thanh toán = Cán cân thương mại + Cán cân vốn = 0

Tuy nhiên, thường thì việc ghi nhận đầy đủ các khoản mục thuộc cán cân thương mại và cán cân vốn không phải lúc nào cũng dễ dàng, nên thường có thêm một khoản mục điều chỉnh sai số để đảm bảo bản chất không đổi. Lúc đó:

Cán cân thanh toán = Cán cân thương mại + Cán cân vốn + Điều chỉnh sai số = 0

Lưu ý: Sẽ có lúc bạn đọc báo, hay các phân tích và thấy các văn bản này đề cập đến tình trạng cán cân thanh toán…thặng dư hoặc thâm hụt. Thật ra, về lý thuyết, cán cân thanh toán luôn bằng 0. Tuy nhiên, nếu coi ngân hàng trung ương là một chủ thể riêng làm nhiệm vụ điều tiết tiền tệ trong nước (dưới chế độ tỷ giá niêm yết cố định, hoặc thả nổi có quản lý), thì thay đổi dự trữ ngoại tệ quốc gia có thể tách riêng ra khỏi cán cân vốn. Do đó, khi cán cân thương mại và/hoặc cán cân vốn (nghĩa hẹp, đã loại trừ thay đổi dự trữ ngoại tệ quốc gia) thặng dư, có nghĩa ngân hàng trung ương sẽ mua vào lượng ngoại tệ thặng dư đó, khiến cán cân thanh toán luôn bằng 0. Và ngược lại cho trường hợp cán cân thương mại và/hoặc cán cân vốn (nghĩa hẹp) thâm hụt.

Hình vẽ tóm tắt dưới đây bởi FGate sẽ giúp bạn hiểu vấn đề hơn. Vì cán cân thanh toán luôn bằng 0, khi cán cân thương mại thặng dư, cán cân vốn phải thâm hụt tiền tệ tương ứng, và ngược lại. Còn chi tiết khoản mục nào trong mỗi loại cán cân, bạn có thể xem xét  và đánh giá kỹ hơn để hiểu rõ vấn đề.

Nguồn bài viết: http://fgate.com.vn/tin-tuc/2014/12/16/hieu-ve-can-can-thanh-toan_222#ixzz3NMmq9wof

Chief Innovation Officer (CIO): Họ làm gì?

Khi môi trường kinh doanh ngày càng trở nên cạnh tranh, các công ty, tập đoàn lại càng phải tăng đầu tư cho các phát minh, cải tiến, dẫn đến sự ra đời của Giám đốc đổi mới (Chief Innovation Officer – CIO). Thông thường, ban lãnh đạo một công ty luôn muốn công ty mình đổi mới, gia tăng lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên, thế khó là thường các phát minh, cải tiến không mấy khi nhận được sự ủng hộ từ các cấp quản lý bậc trung, nhân viên. Để thổi tinh thần đổi mới và mang việc cải tiến, các phát minh vào trong kinh doanh, vai trò của các CIO lại ngày càng trở nên quan trọng.

CIO - Họ làm gì

Dưới đây là 7 vai trò chính mà một CIO thường phải đảm trách:

1. Hỗ trợ các phương pháp thực hành tốt nhất.
Điều này bao gồm việc tiêu chuẩn hóa các phương pháp nghiên cứu thị trường các ý tưởng, các thông tin có giá trị; đổi mới mang tính chiến lược; phát triển các đổi mới mang tính mở; và giới thiệu các bộ công cụ, quy trình giúp thổi luồng suy nghĩ sáng tạo vào trong công ty, tập đoàn.

2. Phát triển các kỹ năng.
Công việc này đòi hỏi người CIO phải huấn luyện nhân sự các kỹ năng họ cần, cũng như phát triển và ứng dụng các phương pháp đo lường mức độ cải thiện đổi mới và các kỹ năng cần có.

3. Hỗ trợ các đơn vị kinh doanh (Business unit – BU) trong việc phát triển các sản phẩm mới và các phát kiến phục vụ.
Điều này buộc CIO phải là chuyên gia phương pháp hóa và là người hỗ trợ các BU gia tăng cảm hứng và tinh thần đổi mới. Họ còn huấn luyện các cấp quản lý thực hiện vai trò tương tự để xúc tiến tinh thần đổi mới ở các BU.

4. Xác định các cơ hội thị trường mới.
CIO phải phân tích các xu hướng, các đột phá thị trường và tìm kiếm các cơ hộ phát triển ở các thị trường mới nổi. Đôi khi, các công việc này sẽ do cấp lãnh đạo tập đoàn đảm trách, vì chúng không phù hợp để thực hiện ở các đơn vị BU.

5. Giúp đỡ mọi người phát triển ý tưởng.
Các CIO thiết lập và vận hành các nền tảng các thế hệ ý tưởng, các phiên thảo luận tương tác, các buổi chạy đua lập trình hackathon, hoặc gọi vốn cộng đồng cả trong và ngoài công ty để mang lại lợi ích cho tập đoàn.

6. Gọi vốn hạt giống.
Sở hữu và phân bổ ngân sách hàng năm cho việc bỏ vốn vào các ý tưởng manh mún trong công ty, mà không được các BU đón nhận vì quá mạo hiểm, hoặc bỏ vốn cho các ý tưởng bên ngoài công ty. Đây là cách để thu hút, nuôi dưỡng và bảo vệ các ý tưởng mới.

7. Tạo điều kiện phát triển tiếp tục các dự án tiềm năng.
Các CIO phải là người đánh giá và biết nuôi dưỡng tiếp tục các dự án cải tiến đột phá, từ vòng gọi vốn cho đến thị trường hóa sản phẩm, dịch vụ. Họ sẽ tìm cách phân bổ nguồn lực, quy trình (danh mục, các giai đoạn phát triển, đầu tư tài sản cố định, lập ngân sách v.v…), để các ý tưởng này không bị bỏ rơi bởi các nhà quản lý cấp dưới, do họ không dám chịu rủi ro cao trong phạm vi quyền hạn của mình.

Ảnh: 7 vai trò của CIO tại tập đoàn P&G. Với vai trò tạo điều kiện để phát triển ý tưởng của mọi người, CIO của P&G không đẩy mạnh vì công việc này được thực hiện ở bộ phận R&D và các BU của công ty.

Theo Harvard Business Review.
Nguồn bài viết: http://fgate.com.vn/tin-tuc/2014/12/09/chief-innovation-officer-cio-ho-lam-gi_219#ixzz3NMlsRNzr

Các kỹ năng cho một người làm Investment Banking tại Việt Nam

Nguồn bài viết:http://fgate.com.vn/tin-tuc/2014/09/26/cac-ky-nang-cho-mot-nguoi-lam-investment-banking-tai-viet-nam_198#ixzz3NMkGBOEl

Tetsuko Nói Gì Về Tác phẩm Totto-chan, Trường To-mo-e và Thầy Hiệu Trưởng Kô-ba-y-a-si

Xin trích đăng lại những lời tâm tình của Tetsuko Kuroyannagi, tác giả cuốn tự truyện Totto-chan Cô Bé Bên Cửa Sổ về chính tác phẩm của mình, ngôi trường lý tưởng đẹp như mơ Tô-Mô-E và người Thầy Hiệu trưởng tài năng đức độ – nhà giáo dục tuyệt vời Kô-ba-y-a-si.  Những thông điệp và giá trị giáo dục của tác phẩm, được  tóm gọn qua lá thư gửi bạn đọc giản dị mà biểu cảm, giàu tính nhân văn khiến người đọc xúc động:

 photo DSC03611_zps53fde2c2.jpg

Viết về trường Tô-mô-e và ông Sô-sa-ku Kô-ba-y-a-si, người sáng lập và điều hành trường này, là một trong những điều từ lâu tôi rất muốn làm.

Tôi không hư cấu một tình tiết nào. Tất cả đều là những sự kiện đã diễn ra và. may thay, tôi nhớ được khá nhiều. Nhoài việc muốn ghi lại những sự kiện này, tôi còn muốn chuộc lại một lời hứa không được thực hiện. Như tôi đã kể lại trong một chương của cuốn sách, khi còn là một cô bé, tôi có trịnh trọng hứa với ông Kô-ba-y-a-si rằng, khi lớn lên tôi sẽ xin dạy ở trường Tô-mô-e. Rõ ràng đấy là một lời hứa mà tôi đã không thể làm tròn. Vì vậy, thay vào đó tôi xin cố gắng làm cho mọi người biết rằng ông Kô-ba-y-a-si là người như thế nào, tình thương yêu to lớn của ông đối với trẻ em và việc ông đã tiến hành giáo dục các em ra sao.

Oâng Kô-ba-y-a-si mất năm 1963. Nếu ông còn sống đến ngày nay, chắc chắn sẽ còn nhiều điều đẻ ông có thể kể cho tôi nghe. Khi viết cuốn sách này, tôi nhận thấy nhiều tình tiết là những kỷ niệm hạnh phúc thời thơ ấu của tôi và, trong thực tế, đó là những hoạt động mà ông đã vạch ra một cách thận trọng để đạt được những kết quả nhất định. Tôi tự nhủ chắc chắn đó phải là điều mà ông Kô-ba-y-a-si hằng suy nghĩ. Hay, thật đáng quý biết bao khi biết rằng ông đã nghĩ về việc đó. Với mỗi một khám phá mới, tôi càng hết sức nhạc nhiên – cảm động và biết ơn ông sâu sắc.

Riêng tôi, tôi không thể đánh giá hết câu ông thường nói với tôi “Em biết không, em thật là một cô bé ngoan” đã giúp tôi vươn lên như thế nào. Nếu tôi không đến trường Tô-mô-e và không gặp ông Kô-ba-y-a-si thì rất có thể tôi sẽ bị mệnh danh là “một cô bé hư”, đầy mặc cảm và nhút nhát.

Năm 1945 trường Tô-mô-e bị phá huỷ trong trận oanh tạc của không quân vào Tô-ky-ô. Oâng Kô-ba-y-a-si xây dựng trường này bằng tiền riêng, do vậy việc xây dựng lại đòi hỏi phải có thời gian. Sau chiến tranh, trên mảnh đát cũ, thành lầp cơ sở hiện nay là Khoa Giáo dục trẻ em của trường Đại học Aâm nhạc Ku-ni-ta-chi. Oâng cũng đã dahy thể dục nghệ thuật ở đó và cũng đã hỗ trự cho việc thành lập Trường Tiểu học Ku-ni-ta-chi. Oâng qua đời ở tuổi sáu mươi chín, chưa kịp một lần nữa, mở lại nhôi trường lý tưởng của mình.

Tô-mô-e Ga-ku-en là một địa điểm nằm ở phía tây nam Tô-ky-ô, cách ga xe lửa Gi-y-u –gao-ka, trên tuyến đường Tô-ky-ô-kô, ba phút đi bộ. Nơi đây hiện nay là siêu thị Pê-a-xốc và bến đỗ xe. Một hôm tôi đi đén đó, hoàn toàn vì sự luyến tiết quá khứ, chứ tôi đã biết rõ rằng ở đấy chẳng còn gì gọi là dấu tích của trường bà mảnh đát của nó. Tôi lái xe chầm chậm đi qua bến đỗ xe, nơi trước đây là những phòng học gồm có các toa tàu và sân chơi của trường. Khi nhìn thấy chiếc xe của tôi, người phụ trách bến đõ xe kêu lên: “Cô không thể lái xe vào đó được đâu, không thể vào được đâu! Bến hết chỗ rồi”.

Dường như tôi muốn nói: “Tôi có muốn đỗ xe đâu, tôi chỉ muốn nhứ lại những khỷ niệm”. Nhưng anh ta làm sao có thể hiểu được. Thế là tôi lại tiếp tục lái xe đi và một nỗi buồn mênh mang xâm chiếm lòng tôi, khiến nước mắt tôi cứ trào ra trên đôi má.

Tôi biết chắc chắn rằng trên thế gian này có nhiều nhà giáo giỏi – những con người có những lý tưởng cao và có tình thương yêu to lớn đối vơi trẻ em – mơ ước mở những trường học lý tưởng. Và tôi cũng biết rằng đẻ thực hiện được những ước mơ này người ta phải trải qua biết bao khó khăn gian khổ. Oâng Kô-ba-y-a-si đã mất nhiều năm nghiên cứu, trước khi mở trường Tô-mô-e vào năm 1937, và trường này đã bị thiêu hủy năm 1945, sự tồn tại của nó thật quá ngắn ngủi.

Tôi tin rằng thời kỳ tôi ở đó chính là úc nhiệt tình của ông Kô-ba-ya-a-si đã đạt đến đỉnh cao và các kế hoạch của ông đang độ nở hoa rực rỡ. Giá như không có chiến tranh hẳn sẽ có biết bao em nhỏ đã được ông chăm sóc và giáo dục; tôi buồn lòng trước sự mất mát nói trên.

Trong cuốn sách này, tôi cố gắng miêu tả các phương pháp giáo dục của ông Kô-ba-y-a-si . Theo ông, tất cả trẻ em bẩm sinh vốn tốt đẹp, và bản chất đó rất dễ bị môi trường xung quanh cùng những ảnh hưởng xấu của người lớn phá hoại. Mục đích của ông là khám phá “bản chất” của các em và phát triển nó, để giúp các em trở thành những con người với những phẩm chất riêng.

Oâng Kô-ba-y-a-si đánh giá cao tính hồn nhiên và muốn để cho các đặc tính của trẻ em được phát truển càng tự nhiên càng tốt. Oâng cũng rất yêu thiên nhiên. Mi-y-ô-chan, con gái ông, nói với tôi rằng khi còn nhỏ cha cô thường dắt cô đi bộ và nói: “Chúng ta hãy đi tìm các nhịp điệu trong thiên nhiên”.

Oâng thường dẫn cô đến bên một cây cổ thụ, chỉ cho cô biết các cành lá đung đưa trong gió như thiế nào; ông cũng nói cho cô biết mối quan hệ giữa lá, cành và thân cây; lá cây đung đưa khác nhau là tuỳ theo tốc độ của gió. Họ đứng im quan sát những hiện tượng như vậy, và khi không có gió họ cứ đứng ngữa mặt lên trời, kiên trì đợi chờ một làn gió thoảng đến. Không những họ chỉ đứng để quan sát gió mà còn quan sát cả những dòng sông. Hai cha con cô cũng thường ra bên bờ con sông Ta-ma gần đó để ngắm nhìn nước chảy. Cô gái nói với tôi rằng, hai cha con cô không bao giờ cảm thấy mệt mỏi khi làm những việc đó.

Đến đây bạn đọc có thể băn khoăm thự hỏi làm sao các nhà chức trách Nhật Bản, trong thời chiến lại có thể cho phép một trường tiểu học khác thường, nơi việc học tập được tiến hành trong bầu không khí tự do như vậy tồn tại. Oâng Kô-ba-y-a-si rất ghét sự khoa trương ầm ĩ, và thậm chí trước chiến tranh ông không cho ai được chụp ảnh hoặc tuyên truyền về tính khác thường của trường ông. Có thể, đó là một lý do tại sao ngôi trường nhỏ với gần năm mươi học sinh tránh được sự chư yư của các nhà chức trách và tiếp tục được phát truển. Một lý do khác: ông Kô-ba-y-a-si là một nhà giáo được Bộ Giáo dục đánh giá cao.

Hằng năm cứ đến mồng ba tháng Mười một, một ngày trong chương trình “Những ngày thể thao tuyệt diệu”, mọi học sinh của trường Tô-mô-e bất kể đã tốt nhiệp vào thời gian nào, kại kéo nhau về đền Ku-hon-bút-su dự hội trường. Tuy giờ đây tất cả chúng tôi đã ở tuổi ngoại bốn mươi – rất nhiề người trong chúng tôi đã xấp xỉ năm mươi – vả đã có con có cháu, chúng tôi vẫn gọi nhau bằng những tên cúng cơm. Những buổi tụ họp này là một trong những di sản hạnh phúc mà ông Kô-ba-y-a-sk đã để lại cho chúng tôi.

Thực ra tôi đã bị đuổi ra khỏi trường tiểu học đầu tiên. Tôi không nhớ nhiều về trường đó – mẹ tôi có kể cho tôi nghe về những người hát rong và về trường đó. Tôi khó có thể tin rằng mình đã bị đuổi học. Liệu tôi có thực sự hư đốn đến mức đó không? Tu nhiên, cách đây năm năm, khi tôi tham gia vào một chương trình biểu diễn trên màn hình buổi sáng, tôi được giới thuệu với một người biết tôi lúc đó. Bà chính là giáo viên của lớp bên cạnh lớp tôi. Tôi đã chết lặng đi trước điều bà nói:

“Cô học ngay bên cạnh phòng tôi”, bà nói “và khi tôi có việc đi đến phòng giáo viên, tôi thường thấy cô cứ phải đứng ở nhoài hành lang vì bị phạt. Khi tôi đi qua, cô thường níu tôi lại, hỏi tại sao người ta bắt cô đứng đó và cô đã làm điều gỉ sai trái. Có một lần cô hỏi tôi: “Cô giáo có thích những nhười hát rong không?:. Tôi không biết phải cư xử với cô ra sao, và cuối cùng, hễ muốn đến phòng giáo viên, tôi phải nhòm ra trước, nếu thấy cô đứng ở ngoài hành lang thì tôi tránh không đi. Cô chủ nhiệm lớp cô thường kể với tôi về cô trong phòng giáo viên. Cô ấy nói: “Tôi chẳng hiểu vì sao em ấy lại như vậy”. Chính vì vậy mà trong những năm sau này khi thấy cô xuất hiện trên màn hình, tôi nhận ra ngay tên cô. Thời gian cách đây đã lâu rồi , song tôi vẫn nhớ như in khi cô học lớp một”.

Có đúng là người ta đã bắt tôi đứng ở hành lang không? Tôi không nhớ rõ và rất ngạc nhiên. Song chính và giáo mái tóc hoa râm với khuôn mặt phúc hậu, với dáng dấp còn trẻ trung kia, người đã chịu khó đến tham dự chương trình biểu diễn trên màn hình buổi sáng ấy, cuối cùng đã làm cho tôi tin rằng thực sự tôi đã bị đuổi học.

Đến đây tôi lại muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với mẹ tôi vì bà đã không kể cho tôi biết điều đó, mãi cho đến ngày sinh nhật lần thứ hai mươi của tôi.

“Con cò biết tại sao con phải chuyển trường tiểu học không?” Có một hôm mẹ tôi hỏi như vậy. Khi thấy tôi trả lời: “Con không biết ạ” thì bà tiếp tục nói một cách rất thản nhiên rằng: “Chỉ vì con bị đuổi học”.

Ngày ấy bà hoàn toàn có thể nói: “Con sẽ trở thành người như thế nào đây? Con đã bị đuổi học. Nếu người ta lại đuổi con ra khỏi trường tiếp theo thì con sẽ đi đâu?”.

Nếu mẹ tôi nói với tôi như vậy trong nhày đầu tiên khi tôi bước chân vào cổng trường Tô-mô-e Ga-ku-en thì tôi sẽ cảm thấy bất hạnh và lo lắng biết chừng nào. Và nếu vậy thì cổng trường rợp bóng cây cùng những phòng học toa tàu sẽ chẳng có thể làm tôi phấn khởi. Thật may thay tôi đã có một người mẹ như mẹ tôi.

Sau chiến tranh, chỉ còn lại vài tấm ảnh chụp tại trường Tô-mô-e. Trong số đó chỉ có những tấm ảnh chụp khi tốt nghiệp là đẹp nhất. Học sinh lớp cuối cấp thường đứng ở các bậc lên xuống trước cửa phòng họp để chụp ảnh. Nhưng mỗi lần thấy học sinh tốt nghiệp xếp hàng và gọi nhau “Mau lên, chụp ảnh”, thì học sinh các lớp khác cũng muốn chen vào và thế là bấy giờ không thể nào chỉ ra ai là những học sinh của lớp tốt nghiệp. Chúng tôi thường có những cuộc thảo luận sôi nổi về chủ đề này trong các buổi họp mặt. Oâng Kô-ba-y-a-si không bao giờ nói gì vào những dịp chụp ảnh này. Có lẽ ông nghĩ rằng tốt nhất là có những hình ảnh sống động của mọi người trong trường, hơn là một bức tranh tốt nghiệp chính thức. Giờ đây xem lại, những tấm ảnh này quả là rất tiêu biểu cho trường Tô-mô-e.

Còn bao điều khác nữa tôi có thể viết về trường Tô-mô-e. Nhưng tôi sẽ rất vui mừng nếu tôi có thểù làm cho mọi người hiểu rằng cớ sao thậm chí một cô bé như Tốt-tô-chan, khi chịu những ảnh hưởng đúng đắn của người lớn, lại có thể trở thành một người biết sống hòa hợp với mọi người khác.

Sô-sa-ku Kô-ba-y-a-si, người có nhiều cảm hứng và có tầm nhìn xa đã thành lập nhà trường tuyệt vời này, sinh ngày 18 tháng 6 năm 1893, tại một vùng nông thôn ở phía tây bắc Tô-ky-ô. Thiên nhiên và âm nhạc là những nhứ mà ông yêu thích nhất. Lúc còn nhỏ ông thường ra đứng trên bờ sông gần nhà, với dãy núi Ha-ru-na ở phía xa, và tưởng tượng dòng nước chảy cuồn cuộn là một dàn nhạc và ông là “nhạc trưởng”.

Là con út trong một gia đình nông dân khá nghèo có sáu người con, ông đã phải làm trợ giáo sau khi học xong tiểu học. Tuy nhiên, đẻ làm được việc, ông phải có những chứng chỉ cần thiết, và để có những thừ đó ông phải cố gắng vượt bực bằng một tài năng phi thường. Ngay sau đó ông đã giành được chỗ dạy tại một trường tiểu học ở Tô-ky-ô. Ở đâ ông đã kết hợp việc giảng dạy với việc nghiên cứu âm nhạc và chính điều đó đã giúp ông thực hiện được khát vọng mà ông hằng ấp ủ. Oâng đã vào học trong Khoa Giáo dục âm nhạc, thuộc nhạc viện đầu tiên của Nhật Bản – nay là Trường Đại học nghệ thuật và âm nhạc Tô-ky-ô. Khi tốt nghiệp, ông trở thành giáo viên dạy nhạc tại trường tiều học Xây-kây. Trường này do ông Ha-ru-gi Na-ka-mu-ra sáng lập. Oâng là một con người tuyệt diệu luôn luôn tin rằng giáo dục tiểu học là bậc giáo dục quan trọng nhất đối với trẻ em. Ở đây ông Ha-ru-gi chủ trương tổ chức những lớp ót học sinh vớ chương trình tự do để giúp các em phát triển những phẩm chất tốt đẹp của cá nhân và phát huy tính tự trọng. Việc học tập được tiến hành vào các buổi sáng. Buổi chiều dành để đi dạo thu thập cây cỏ, tập vẽ, tập hát hay nghe các baiø thuyết trình của thầy hiệu trưởng. Oâng Kô-ba-y-a-si chịu ảnh hưởng rất lớn các phương pháp của ông Ha-ru-gi Na-ka-mu-ra, và sau này ông đã xây dựng một loại chương trùnh tươnh tự ở trường Tô-mô-e.

Trong thời gian dạy nhạc ở đây ông Kô-ba-y-a-si đã viết một vở ca kịch cho trẻ em, để học sinh trình diễn. Vở ca kịch của ông đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn nhà công nghiệp I-oa-xa-ki – một thành viên trong gia đình có công ty thương mại Mít-su-bi-si khổng lồ. Nhà đại tư bản I-oa-sa-ki đã đỡ đầu cho nền nghệ thuật – giúp đỡ Kô-xca Y-a-ma-da, nhà soạn nhạc lão thành của Nhật và tài trợ cho nhà trường. Sau đó nhà đại tư bản I-oa-xa-ki còn cung cấp kinh phí để cử ông Kô-ba-y-a-si sang châu Aâu nghiên cứu các phương pháp giáo dục.

Oâng Kô-ba-y-a-si ở châu Aâu hai năm từ 1922 đến 1924. Trong thời gian này ông thường đến thăm các trường và cùng với Ê-mi-lơ Giắc-cơ Đan-crô-dơ nghiên cứu môn thể dục nghệ thuật ở Pa-ri. Khi trở về nước, cùng với một người khác, ông thành lập Trường mẫu giáo Xây-giô. Oâng Kô-ba-y-a-si thường nhắc nhở các cô mẫu giáo đừng gò ép các cháu vào những khôn mẫu định trước. “Hãy để các cháu phát triển tự nhiên”, ông nói “Đừng cản trở khát vọng của các cháu. Ước mơ của các cháu lớn hơn mơ ước của các cô”. Trước đó chưa có một trường mẫu giáo nào như thế ở Nhật Bản.

Năm 1930, ông Kô-ba-y-a-si lại đi Châu Aâu để nghiên cứu thêm một năm nữa. Cùng với Đan-crô-dơ ông đã đi quan sát ở nhiều nơi và đi đến quyết định sẽ mở trường riêng của ông khi trở về Nhật Bản.

Ngoài việc mở trường Tô-mô-e Ga-ku-en năm 1937, ông còn thành lập Hội thể dục nghệ thuật Nhật Bản. Nhiều người nhớ tới ông như là người truyền bá thể dục nghệ thuật ở Nhật Bản và ghi nhận công lao của ông trong việc xây dựng Trường Đại học Aâm nhạc Ku-ni-ta-chi sau chiến tranh. Chỉ còn lại vài người trong chúng tôi trực tiếp vận dụng các phương pháp dạy học của ông, và thật đáng buồn là ông đã qua đờ trước khi có thể xây dựng một trường nữa giống như trường Tô-mô-e. Khi trường này bị thiêu cháy, ông đã hình dung ra một trường khác tốt hơn. Bất chấp sự rung chuyển bởi bom đạn xung quanh, ông vẫn hỏivới vẻ sảng khoái: “Sắp tới, chúng ta sẽ xây dựng loại trường học như thế nào đây?”.

Khi tôi bắt tay vào viết cuốn sách này, tôi hết sức ngạc nhiên biết rằng ông chủ nhiệm chương trình phỏng vấn truyền hình hằng ngày của Tét-su-kô – người đã vùng tôi làm việc trong nhiều năm – người đã tiến hành nghiên cứu về ông Kô-ba-y-a-si được chục năm rồi. Tuy chưa bao giờ gặp ông Kô-ba-y-a-si, song một người phụ nữ đã từng chơi pi-a-nô cho các lớp thể dục nghệ thuật của trẻ em đã gợi cho ông chủ nhiệm quan tâm nghiên cứu về nhà giáo dục học này. Khi bà giáo ấy bắt đầu chơi đàn, ông Kô-ba-y-a-si thường sửa lại nhịp cho bà và nói: “Chị có biết không, các em không bước đi như vậy đâu!”. Oâng quả đã hòa mình cùng các em, nên hiểu từng nhịp thở và bước đi của chúng. Tôi hy vọng ông Ka-du-hi-kô Sa-nô – ông chủ nhiệm của tôi – sẽ sớm hoàn thành cuốn sách của mình để kể cho thế giới biết thêm nhiều chuyện về con người phi thường này.

Cách đây hai mươi năm, một biên tập viên trẻ của côn ty Kô-đan-sa phát hiện ra bài tiểu luận của tôi viết về trường Tô-mô-e đăng trong một tờ tạp chí của phụ nữ, ông tìm gặp tôi, tay ôm một tập báo, và đề nghị tôi phát triển bài tiểu lauụ©n thành một cuốn sách. Tôi có lỗi là đã dùng tờ báo đó làm một việc khác và người đàn ông trẻ tuổi kia đã trở thành mọt giám đốc trướckhi ý kiến của ông thành hiện thực. Nhưng chính nghười đó – ông Kat-su-hi-sa Kô-to – là người đã cho tôi ý nghĩ và niềm tin để làm việc này. Khi đó vì chủa viết nhiều nên việc viết cả một cuốn sách là một việc làm đáng sợ. Bà cuối cùng người ta khuyên tôi nên viết từng chương một và đăng thành một loạt bài trên tạp chí “Người phụ nữ trẻ” của Công ty Kô-đan-sa. Và tôi bắt đầu viết từ tháng hai năm 1979 đến tháng mười hai 1980.

Hăng tháng tôi thường đi thăm Viện Bảo tángách tranh của Chi-hi-rô I-oa-sa-ki ở Si-mô Sa-ku-gi, Nê-ri-ma-ku, Tô-ky-ô để chọn tranh minh họa. Chi-hi-rô I-oa-sa-ki là một nữ họa sĩ thiên tài chuyên vẽ tranh thuếu nhi. Tôi tự hỏi không biết nơi nào trên thế giới này, còn có những nghệ sĩ có thể vẽ trẻ em sống động như tranh của bà. Bà vẽ các em dưới muôn vàn tâm trạng và tư thế khác nhau và phân biệt rõ ràng những đường nét khác nhau giữa đứa trẻ sáu tháng với em bé chín tháng tuổi. Tôi không thể nói hết niềm hạnh phúc của tôi khi được phép dùng tranh của bà để minh họa cho cuốn sách của tôi. Điều kỳ lạ là tranh của bà rất phủ hợp với câu chuyện của tôi. Bà mất năm 1974, và nhiều người luôn luôn hỏi có phải tôi đã bắt tay viết cuốn sãh này khi bà còn sống không, điều đó chứng tỏ tranh của bà với muôn vàn cách miêu tả trẻ em trung thực và gần gũi với cuộc sống.

Chi-hi-rô I-la-sa-ki để lại gần bảy ngàn bức tranh, và tôi có đặc ân được xem rất nhiều tranh nguyên bản nhờ sự giúp đỡ ân tình của con trai bà, một nhà viết kich, phó giám đốc nhà bảo tàng, và vợ anh. Tôi xin tỏ lòng biết ơn đối với chồng bà nghệ sĩ vì đã cho phép tôi in lại các tác phẩm của bà. Tôi cũng xin càm ơn nhà soạn kịch Ta-đa-su Li-da-oa, giám đốc nhà bảo tàng mà hiện nay tôi là uỷ viên quản trị, đã liên tục giục tôi viết sách khi thấy tôi trì hoãn.

Tất nhiên Mi-y-ô-chan và các bạn cùng trường Tô-mô-e cũng đã giúp tôi rất nhiều. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ông kây-kô I-oa-mô-tô, người biên tập bản tiếng Nhật là người luôn luôn nói: “Chúng ta phải làm cho cuốn sách này trở thành một cuốn sách hay thật sự”. Tôi có ý định chọn nhan đề tiếng Nhật từ một thành nhữ phổ biến từ nhiều năm nay đề cập đến những con người ở bên lề cửa sổ, có nghĩa là người ta đang ở trên mép cửa hay sắp bị đẩy ra ngoài giá lạnh. Tuy tôi thường phải đứng ở bên cửa sổ ngoài sự mong muốn để nhìn những người hát rong, tôi thực sự cảm thấy mình đã bị đẩy “ra ngoài cửa sổ” tại trường học đầu tiên đó – bị xa lánh và chịu sữ lạnh lùng. Đầu để của cuốn sách ngoài những ý nghĩa đó còn có thêm một ý nghĩa này nữa: cửa sổ của hạnh phúc, cuối cùng đã mở ra trước mắt tôi, tại trường Tô-mô-e!

Trường Tô-mô-e không còn nữa. Có lẽ không gì có thể làm cho tôi vui sướng hơn nếu biết rằng khi đọc cuốn sách này, trường đó sẽ sống lại trong tâm trí các bạn.

Tô-ky-ô, 1982

“Tốt-tô-chan, cô bé bên cửa sổ” mới xuất bản được ba năm, nhưng trong thời gian đó đã xảy ra biết bao điều làm tôi ngạc nhiên và sung sướng. Khi tôi viết về người thầy hiệu trưởng kính mến của mình và những tháng năm không thể nào quên của tôi tại trường Tô-mô-e, chưa bao giờ tôi dám nghĩ rằng đây lại là cuốn sách bán chạy nhất. Bốn triệu rưỡi bản đã được bán trong năm đầu và hiện nay đã lên tới gần sáu triệu. Người ta nói với tôi rằng: “Đây là một kỷ lục trong lịch sử xuất bản ở Nhật Bản!”. Nhưng điều đó ít có yư nghĩa đối với tôi. Mãi cho đến khi mỗi ngày tôi nhận được không biết bao nhiêu thư từ khắp trên đất Nhật gửi về, tôi mới bắt đầu nhận thấy rằng thực sự có rất nhiều người đang đọc cuốn sách của tôi.

Tôi nhận được thư của bạn đọc thuộc mọi lứa tuổi, từ em bé 5 tuổi đến cụ già 130 tuổi, và mỗi bức thư đều làm tôi xúc động. Tôi càng ngạc nhiên khi nhận được rất nhiều thư của các em học sinh tiểu học, vỉ chưa bao giờ tôi dám nghĩ rằng các em bé như vậy lại đọc cuốn sách này, mặc dù tôi đã cố gắng viết một cách thật dung dị, dễ hiểu, tránh dùng nhiều chữ gốc Hán khó hiểu. Trong thời đại ngày nay, khi nhiều từ đã trở thành từ chết, tôi thấy thật là tuyệt vời khi biết các em từ lớp hai trở lên đã dùng từ điển để đọc Tôt-tô-chan! Một bé gái lớp hai viết thư nói rằng cứ nhìn thấy một em bé bị tàn tật là em lại nghĩ: “Oâi lại có một Y-a-su-ki-chan, hoặc nhất định em ấy phải là một người của trường Tô-mô-e!” và thế là em lại chạy đến bên họ chào hỏi và cảm thấy rất vui khi được đáp lại. Bốn mươi năm đã trôi qua khể từ khi trường Tô-mô-e không còn tồn tại! Các em của chúng ta thật là tuyệt vời, có đúng vậy không?

Nhiều em học sinh khác viết thư kể rằng khi đọc đến đoạn nói vể trường Tô-mô-e bị thiêu hủy, các em nhận thấy chến tranh là không tốt, và như vậy thật đáng để viết cuosn sách này. Tuy nhiên khi viết nó, trước sau tôi chỉ dám nghĩ rằng thất là vui nếu như các nhà giáo và các bà mẹ trẻ khi đọc vể ông Kô-ba-y-a-si sẽ tự nhủ rằng: “Đã có một con người tận tyjy, thất sự thương yêu và tin tưởng ở trẻ em”. Nhưng tôi e rằng cũng có những giáo viên sẽ gạt bỏ những tư tưởng của ông và coi chúng là quá duy tâm trong xã hội ganh đua này…

Trong thực tế, khi cuốn sách này ra đời, một số giáo viên tiểu học đã viết thư cho tôi biết, hàng ngày họ đã đọc cho các em nghe vào giờ ăn trưa. Còn các giáo viên họa ở trường tiểu học thì lại viết thư nói rằng họ đã đọc từng phần của “Tôt-tô-chan” cho các em trong lớp nghe, và sau đó yêu cầu các em vẽ tranh minh họa theo những gì mà các em nghe được. Một số giáo viên trung học lại viết thư nói rằng đúng lúc họ cảm thấy rất thất vọng đối với nền giáo dục đến mức họ đã tính chuyện từ bỏ nghề dạy, song được sự cổ vũ boowi ngững tư tưởng của ông Kô-ba-y-a-si, họ đã quyết định ở lại. Tôi nhận được nhiều bức thư chân thành như vậy và nước mắt tôi lại trào ra khi biết có rất nhiều người suy nghĩ giống như ông Kô-ba-y-a-si.

Giáo viên đã dùng cuốn sách của tôi dười nhiều hình thức khác nhau, và năm ngoái chương mang tiêu để “ông giáo nhà nông” đã được chính thức đưa vào sách giáo khoa lớp ba tiếng Nhật, và chương “Ngôi trường cũ đổ nát” được đưa vào sách đạo đức luân lý lớp bốn. Tôi cũng nhận được những bức thư đầy lo âu. Một em gái trung học viết thư cho tôi từ một trại cải tạo trẻ em hư nói rằng: “Nếu em có một người mẹ như mẹ Tôt-tô-chan, và có một người thầy như ông Kô-ba-y-a-si, chắc chắn em đã không phải vào ở chốn này”.

Tại sao “Tôt-tô-chan” lại trở thành một cuốn sách bán chạy như vậy? Giới thông tin đại chúng đã đạt ra câu hỏi này và nó đã trở thành chủ đề của một số cuộc tranh luận. Báo A-sa-hi đã đăng một loạt bài nhan đề “Dấu hiệu Tôt-tô-chan”, thảo luận các phương diện khác nhau về sự tác động của cuốn sách, và điều đáng nhạc nhiên là một nhà xuất bản khác đã cho ra đời một cuốn sách hoàn chỉnh về chủ đe này. Cuốn sách mang tên “Tôt-tô-chan: Câu chuyện của một cuốn sách bán chạy nhất”, đã phân tích hiện tượng tại sao nó được bán chạy như vậy từ mọi khía cạnh. Tôi cho rằng một lý do về hiệu quả của cuốn sách là nó xuất hiện đúng vào lúc sự nghiệp giáo dục trở thành một vấn đề cốt yếu, và mọi người đều thấy rằng cần phải có một tác động nào đó đối với nền giáo dục, và vì vậy nhiều người đọc cuốn sách như là một luận thuyết giáo dục, mặc dù đó không phải là lý do tôi viết cuốn sách này. Hơn thế nữa đây là cuốn truyện cho mọi người, thu hút sự chú ý của mọi người, thuộc mọi lứa tuổi và quan điểm. Và chính đó cũng là một lý do khác của sự đắt khách.

Đây cũng là một cuốn sách bán chạy nhất ở Nhật của một nữ tác giả. Ban đầu phản ứng của nam giới đối với cuốn sách không thuận lợ lắm, và tôi nhận ra điều này khi các bạn nam giới được phỏng vấn đã trả lời rằng: “ Tôi bị lôi cuốn vì cái bìa in hình phụ nữ”, hoặc “Tôi gạt bỏ sự suy nghĩ đó là cuốn sách bán chạy nhất của một người mua vui nổi tiếng”. Họ còn nói: “Tôi không định đọc, nhưng người nhà cứ giục tôi đọc…” Kết quả các cuộc trao đổi là tốt. Tôi xin chân thành cảm ơn những ai trong các gia đình đã nhiệt tình cổ vũ “Tôt-tô-chan”!

Trước khi xuất bản cuốn sách, tôi đã quyết định sẽ dùng tiền nhuận bút để xây dựng nhà hát chuyên nghiệp đầu tiên cho các diễn viên điếc ở Nhật. Tôi đã đề nghị chính phủ biến nó thành một tổ chức phúc lợi xã hội để nó có thể tiếp tục hoạt động khi tôi đã quá già hoặc sau khi tôi qua đời. Đây là một việc rất khó vì không có tiền lệ, nhưng các nhà chức trách đã xem xét hơn hai mươi nhăm năm tôi hoạt động trong lĩnh vực phúc lợi xã hội và cuối cùng đã đồng ý. Bằng cách này, tổ chức phúc lợi xã hội được nghe nói đến là quỹ Tôt-tô đã được lập ra. Đây là một thắng lợi không lường trước, và thông qua quỹ đó, nhà hát cho người điếc của Nhật đã xuất hiện. Hiện nay hơn hai mươi diễn viên điếc đang được huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện của quỹ Tôt-tô, và nơi đây cũng có lớp học ngôn ngữ ký hiệu. Tháng bảy vừa qua chúng tôi đã thực hiện được ước mơ mà chusg tôi hằng ấp ủ là đã đưa được vở kịch Ky-ô-gen đi biểu diễn tại liên hoan ca kịch của Đại hội quốc tế của những người câm điếc tại Pa-lếc-mô, I-ta-li-a; trước những khán giả đại diện cho bốn mươi lăm nước. Đây là lần đầu tiên các diễn viên điếc của Nhật đi biểu diễn ở nước ngoài, và điều này có được cũng nhờ nhiều người trong số bạn đọc “Tôt-tô-chan”.

Cách đây hai năm, nhờ quỹ Tôt-tô được thành lập và vì cuốn sách bán chạy nhất, tôi đã được mời tới dự Tiệc Vườn Xuân của Hoàng Đế cùng với những người như Ke-ni-chi Fu-kui, người đã được giải thưởng Nô-ben, và tôi vô cùng phấn khởi khi được ngài nói với tôi rằng: “Vui thay cuốn sách của bà bán rất chạy”.

Năm 1981 là Năm quốc tế của những người tàn tật, và ngày 9 tháng Mười hai (hiện nay được coi là ngày của những người tàn tật ở Nhật), tôi nhận được phần thưởng của Thủ tướng Su-du-ki. Tôi cũng nhận được một số giải thưởng khác trong đó có Giải thưởng của thư viện “Hòn đá bên lề đường”, để tưởng nhớ nhà văn sách thiếu nhi Y-u-giô Y-a-ma-mô-tô.

Rất nhiều người yêu cầu tôi xây dựng Tôt-tô-chan thành một bộ phim, một ca kịch của chương trình truyền hình, một bộ phim hoạt hình, một vở kịch, hay một bản nhạc. Nhưng tôi nhận thấy rằng tôi khó có thể vượt được những ký họa của Chi-hi-rô I-oa-sa-ki, và những hình ảnh mà độc giả đã tạo dựng ra trong trí tưởng tượng của mình, nên tôi đã từ chối tất cả. Nhưng rồi tôi cũng đồng ý với Dàn nhạc giao hưởng Sin-xây Ni-hen là xây dựng câu chuyện này thành một bản giao hưởng, vì âm nhạc cho phép ta mặc sức tưởng tượng. Sáng tác của A-ki-hi-rô Kô-mô-ri xúc động hơn tất cả mọi lời lẽ của tôi, và Dàn nhạc giao hưởng Sin-xây Ni-hen đã đi biểu diễn nhiều nơi trên đất Nhật, với lời dẫn truyện của chính tôi. Người ta cũng ghi âm về bản giao hưởng này.

Năm 1982, một năm sau khi Tôt-tô-chan được xuất bản Đô-rô-thy Bri-tơn đã hoàn thành bản dịch sang tiếng Anh. Đô-rô-thy vừa là người sáng tác nhạc vừa là nhà thơ và bản dịch của bà có cùng nhịp điệu như nguyên bản, và tôi cũng rất xúc dộng khi đọc bản dịch của bà. Bản tiếng Anh cũng lập một kỷ lục mới, là cuốn sách tiếng Anh bán chạy nhất ở Nhật với khoảng bốn trăm ngàn bản.

Bản tiếng Anh đồng thời cũng được phát hành tại Mỹ, và lúc đó tôi đã xuất hiện trong chương trình biều diễn “Tonight” (Đêm nay) của Giôn-ni Các-xôn. Sau đó tôi được mời đi nói chuyện, dự các buổi thông tin, và tờ “Thời báo Nữu Ước”, một tờ báo danh tiếng của Mỹ đã đăng một bài đọc sách dài trong mục Điểm sách chủ nhật. Ngoài sự việc nói trên, các phương tiện thông tin đại chúng của Mỹ cũng đã chớp cơ hội đưa tin về những điều mới lạ của một nữ diễn viên vô tuyến truyền hình của Nhật. Tạp chí Thời cuộc đã dành trọn một trang để phỏng vấn tôi trong số đặc biệt về Nhật Bản.

Tôt-tô-chan cũng đã được dịch và xuất bản tại Trung Quốc và Triều Tiên. Vì Nhật Bản không có các hiệp định về xuất bản (bản quyền) với các nước này nên tôi không được biết về các cuốn sách dịch, mãi cho đến khi một người bạn tốt ở Trung Quốc đã gửi cho tôi một cuốn thông qua một người Nhật quen biết. Các nhà xuất bản ở Ba Lan, và ở Phần Lan cũng đang chuẩn bị dịch và xuất bản. Một nhà xuất bản của Tiệp cũng đang tiến hành các cuộc thương lượng và một số nước Châu Âu khác cũng đã có yêu cầu. Tôi rất vui mừng khi được biết có nhiều người biết về Nhật Bản qua Tôt-tô-chan. Tôi cũng nhận được thư gửi từ nước Mỹ đến, và một bé trai trường tiểu học đã viết; “Tôt-tô-chan, bạn có phải là một bạn gái xinh đẹp không? Nếu xinh đẹp bạn có thể tới nhà tôi ăn cơm tối”. Cô giáo của em, người đã đọc truyện này cho cả lớp nghe, đã chú thích thêm một dòng, nói rằng em bé trai này xuất thân từ một gia đình nghèo người da đen.

Tôi nghĩ điều này cũng rất có ý nghĩa là có rất nhiều nữ sinh trung học, đại học đã viết thư cho tôi, tâm sự: “Cháu không ngờ đây lại là một cuốn sách giàu lòng nhân ái đén thế”. Các em không nói rõ điều gì cụ tể đã làm cho các em thấy hấp dẫn nhất. Có thể điều đó ở từng em sẽ khác nhau. Nhưng tôi nghĩ, nói chung, các em đã muốn đáp lại tình thương và độ lượng đó.

Tôi vừa được bổ nhiệm làm Sứ giả Thiện Chí của UNICEF (Quỹ nhi đồng của liên hợp quốc) – một tổ chức toàn thế giới, đã được giải thưởng Hòa Bình Nô-ben. Sở dĩ tôi được như vậy cũng là nhờ có Tôt-tô-chan, vì ông Giám đốc chấp hành của ban Thư ký UNICEF ở Niu Yóoc – người quan trọng nhất của tổ chức – đã đọc Tôt-tô-chan do một người bạn gửi cho. Oâng rất xúc động và nói rằng những suy nghĩ của tôi cũng chính là những suy nghĩ của UNICEF, và thế là ông đã chọn tôi làm Sứ giả Thiện chí vì ông nghĩ rằng cần có một sứ giả Thiện chí người Châu Á. Diễn viên Mỹ Đan-ny Kay-ê, diễn viên Anh Pi-tơ U-sti-noop và nữ diễn viên Na Uy Lip UL-man đã là những Sứ giả Thiện chí nổi tiếng, và tôi là người thứ tư. Mỗi ngày có bốn mươi ngàn, và mỗi năm có mười lăm triệu trẻ em chết đói, và chết vì các bệnh tật do đói gây ra. Nhiệm vụ của tôi là phải đi để thấy các điều kiện sinh sống của các em và báo cáo với tất cả các bạn về những điều kiện đó. Mùa hè này tôi sẽ đi châu Phi và nếu bố trí kịp, tôi sẽ đi thăm một số nước Châu Á. Nếu ông Kô-ba-y-a-si còn sống, tôi chắc rằng ông sẽ rất hài lòng. “Các em có biết không, tất cả các em là một! Bất kể các em làm gì, các em đều là một trên thế giời này”. Đó là câu mà ông Kô-ba-y-a-si thường nói.

Xuân 1984

 Tetsuko Kuroyannagi